BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN, TẬP THỞ VÀ GIẢM SỰ KHÓ THỞ

>> GIA TĂNG CÁC BỆNH VỀ PHỔI VÀ NGUY CƠ TỬ VONG
>> BỆNH LÝ HÔ HẤP NGÀY CÀNG CÓ DIỄN BIẾN PHỨC TẠP HƠN
>> ĐỘT TỬ DO TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI
>> ĐANG ĐIỀU TRỊ LAO CÓ PHẪU THUẬT U NẤM PHỔI ĐƯỢC KHÔNG ?
CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP THỞ
Thở chúm môi
1. Hít váo chậm rãi qua mũi cho đến khi phổi đầy không khí
2. Chúm hai môi lại như sửa soạn huýt sáo
3. Thở ra chậm rãi qua miệng trong khi hai môi vẫn chúm lại
Thời gian thở ra tốt nhất dài gấp đôi thời gian hít vào
Thở chúm môi giúp bạn:
- Kiểm soát được nhịp thở
- Làm giảm sự khó thở
- Tăng lượng khí đến phổi
- Giảm năng lượng cần dùng cho sự thở
Nén thở
1. Hít vào
2. Cố gắng nén hơi khoảng 3 giây
3. Thở ra
Nén hơi giúp kéo dài thời gian trao đổi khí, giúp cho máu trong cơ thể bạn lấy nhiều oxy hơn.
Thở cơ hoành (hay thở bụng)
Cơ hoành nằm ngay dưới khoang sườn và ở phía trên bụng của bạn. Bằng cách phình bụng ra khi hít vào phổi bạn sẽ nở lớn và lấy nhiều không khí hơn
1. Buông lỏng hai vai.
2. Đặt một bàn tay lên bụng
3. Hít vào qua mũi, cảm thấy bụng phình dưới bàn tay
4. Co cơ bụng (thót bụng lại)
5. Thở ra chậm rãi qua miệng với hai môi chúm lại
6. Lặp lại 3 lần và nghỉ 2 phút
7. Có thể tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày tùy theo sức của bạn
Thở kiểu sườn
1. Buông lỏng hai vai
2. Đặt hai bàn tay ôm lấy hai bên mạn sườn
3. Hít vào chậm rãi qua mũi
4. Thở ra chậm rãi qua miệng với hai môi chúm lại
5. Bạn sẽ cảm thấy lồng ngực giãn rộng khi hít vào và co lại khi thở ra
Cả hai cách thở cơ hoành và kiểu sườn đều giúp bạn kiểm soát được nhịp thở của mình và giúp đem không khí đến phổi nhiều hơn
CÁC TƯ THẾ LÀM GIẢM SỰ KHÓ THỞ
Khi bạn cảm thấy khó thở, bạn sẽ ngồi hay đứng ở tư thế nào để có thể thở dễ hơn ?
Sau đây là một vài tư thế giúp bạn thở dễ mà không phải dùng nhiều sức
Tư thế ngồi
1. Khi ngồi hơi nghiêng người về phía trước hai bàn tay chống càm, hai khuỷu tay tựa lên hai đầu gối
2. Hoặc hai tay duỗi thẳng, đặt trên bàn, dựa đầu trên một gối nhỏ
Tư thế đứng
1. Khi đứng hơi nghiêng người về phía trước, hai tay vịn nhẹ hai bên đùi
2. Nếu đứng cạnh một cái bàn cao, ban có thể chống hai khuỷu tay lên bàn và tựa đầu lên cánh tay, buông lỏng vùng cổ và vai
3. Bạn cũng có thể chống hai bàn tay lên bàn
Làm sạch phổi
1. Ho chủ động và thở ra mạnh gắng sức giúp khạc đàm dễ dàng hơn mà không cần dùng nhiều sức
2. Thực hiện với tư thế ngồi, hơi nghiêng người về phía trước
Tập ho
1. Hít vào thật sâu
2. Nén hơi khoảng 2 giây
3. Ho mạnh ra liên tiếp 2 lần
4. Khạc đàm vào một miếng giấy để kiểm tra màu sắc của đàm. Nếu đàm có màu vàng, hoặc xanh, hoặc đỏ, bạn phải đến khám bác sĩ ngay
5. Nếu khạc không ra đàm, bạn có thể ngồi nghỉ vài phút, sau đó tập ho lại 1 hoặc 2 lần
Thở ra gắng sức
1. Hít vào thật sâu, chậm rãi qua mũi
2. Thở ra nhanh và mạnh, cố gắng sức giống như bạn đang thổi bếp lò
Thư giãn
Nằm thoải mái trên ghế hoặc trên giường, hít thở sâu đều đặn, bạn hãy tưởng tượng mình đang ở một nơi nào đó vui vẻ và bình yên, không lo lắng.
PK hô hấp BVQT Minh Anh
Tin tức khác?
Di chứng hậu Covid-19 là gì ?
Tính đến tháng 07/2021, hội chứng COVID kéo dài, còn gọi là di chứng hậu...
Lịch Nghỉ tết nguyên đán 2022
Phòng khám bệnh Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam thông báo lịch nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 như...
CÂU CHUYỆN SỨC KHỎE: VĂN HÓA KHÁM BỆNH
Bác sĩ cũng là con người, cũng có lúc mệt mỏi. Hiểu được vậy, người bệnh và gia...