NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ BỊ LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là 1 bệnh âm thầm, khó phát hiện nếu không được thăm khám chuyên khoa. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh?
Loãng xương xảy ra khi quá trình tạo xương và hủy xương trong cơ thể mất cân bằng, hủy xương trở nên chiếm ưu thế. Loãng xương gây đau nhức xương, gù lưng, lún đốt sống, đặc biệt nguy hiểm là gãy xương tự nhiên chỉ bởi những tác động rất nhẹ. Nếu là một trong các đối tượng sau đây, bạn hãy thận trọng, nên đi khám định kỳ vì bạn có nguy cơ loãng xương cao.
Thể trạng kém phát triển
Những người thấp bé, thiếu cân hoặc còi xương, suy dinh dưỡng từ nhỏ thường dễ bị loãng xương do tầm vóc nhỏ thì khối lượng xương sẽ thấp.
Nguy cơ mắc bệnh cũng cao với những ai thường xuyên ăn uống thiếu chất, nhất là protid, canxi, vitamin D, K hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức.
Nếu việc này kéo dài từ bé, họ không thể đạt được khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành.
Phụ nữ trước và sau mãn kinh
Phụ nữ sinh nở nhiều lần và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng thường ăn uống không đủ chất, nhất là protid và canxi để bù đắp lại nên dễ bị loãng xương. Quá trình mất xương ở nữ giới cũng diễn ra nhanh hơn ở nam giới, nhất là giai đoạn trước và sau mãn kinh. Đặc biệt, thời kỳ mãn kinh sẽ mất xương nhiều nhất bởi lúc này, cơ thể giảm sản xuất estrogen mạnh ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi.
Phụ nữ mãn kinh sớm hoặc từng cắt bỏ buồng trứng càng có nhiều khả năng bị loãng xương.
Phụ nữ trước và sau mãn kinh dễ bị loãng xương nhất Ít vận động
Thể dục điều độ kích thích sự tạo xương. Ngoài ra, vận động ngoài trời còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng giúp tăng hấp thụ canxi trong cơ thể. Vì vậy, người ít hoạt động thể dục hoặc bị nằm bất động lâu do bệnh tật thường hay bị loãng xương.
Bị các bệnh nội tiết, suy thận
Người mắc bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, … hoặc bị suy thận mãn, phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu sẽ dễ mắc loãng xương.
Hút thuốc, lạm dụng bia rượu
Thuốc lá và rượu là tác nhân chính gây mất xương. Chất caffeine như cà phê, trà, soda nếu dùng nhiều cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi ở đường tiêu hóa. Thuốc lá còn làm tăng nguy cơ gãy xương và khiến vết gãy khó phục hồi. Do đó, những người hút thuốc và lạm dụng chất kích thích có nguy cơ loãng xương rất cao.
Thuốc lá và bia rượu là kẻ thù của xương Sử dụng một số thuốc: như thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, hen suyễn, chống động kinh (Di-hydan), thuốc trị viêm đa khớp (Corticoid) trong thời gian dài rất có hại cho xương.
Di truyền
Ba mẹ có tiền sử bệnh loãng xương thì con cái cũng dễ bị loãng xương nên nếu gia đình có người bị loãng xương, bạn hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Chú ý: Để phòng loãng xương, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, tăng cường thể dục, hạn chế bia rượu và nói không với thuốc lá. Khi bước vào tuổi trung niên hoặc nếu là một trong các đối tượng trên, bạn nên uống bổ sung thêm canxi. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung cấp canxi. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi lựa chọn, tránh việc mua nhầm sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng.
Hương HồngTheo Dân trí
Tin tức khác?
DINH DƯỠNG CHO BỆNH GOUT ĐƠN THUẦN
Gout (hay còn gọi bệnh thống phong) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm...
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Theo hội loãng xương Việt Nam, Việt Nam hiện có đến 2,8 triệu người mắc bệnh...
BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH PHÒNG, TRÁNH SỐT XUẤT HUYẾT ?
Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh...
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - NỖI PHIỀN TOÁI CỦA
Hội chứng ống cổ tay – một bệnh lý gần đây được đề cập nhiều, kể từ khi máy vi...